Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo và phân loại tháp giải nhiệt

Thap Giai Nhiet Liang Chi Trong Nha Xuong

Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo và phân loại tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt – Cooling tower là dòng máy được sản xuất với mục đích là giảm bớt toàn bộ nhiệt độ dư thừa sinh ra từ nhà xưởng, máy móc, …Thiết bị thường được sản xuất và sử dụng chủ yếu trong các nhà xưởng, khu công nghiệp, chế biến thực phẩm vừa và nhỏ. 

Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp giải nhiệt nước, bởi dùng nước để giải nhiệt cho thiết bị. Có rất nhiều tháp giải nhiệt nước xuất hiện trên thị trường, tất cả đều có mặt tại Tashin. 

Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp giải nhiệt nước, tháp giải nhiệt cooling tower,…. Với cơ chế giải nhiệt, hạ nhiệt máy móc thiết bị bằng nguyên lý bay hơi của nước. Dựa vào sự bay hơi và trao đổi nhiệt của nước, giúp cho tháp giải nhiệt có tốc độ làm mát cực kì cao.

Tháp giải nhiệt là một thiết bị thường sử dụng trong một số ngành điện lạnh, thủy hải sản và luyện kim. Tùy vào từng ngành cũng như không gian mà sử dụng các tháp giải nhiệt nước khác nhau. Tháp giải nhiệt còn được áp dụng trong bộ phận giải nhiệt trong xe oto, trong văn phòng làm việc. 

Cấu tạo của tháp giải nhiệt nước

Tháp Giải Nhiệt Là Gì Cấu Tạo Phân Loại Tháp Giải Nhiệt
Tháp Giải Nhiệt Là Gì Cấu Tạo Phân Loại Tháp Giải Nhiệt

Cấu tạo tháp giải nhiệt gồm:

  1. Mô tơ.
  2.  Khung Mô tơ.
  3. Lưới bảo vệ.
  4. Cánh quạt.
  5. Đầu phun.
  6.  Vỏ bồn.
  7. Lỗ kiểm tra.
  8. Ống phun.
  9. Tấm tản nhiệt (Filling).
  10. Ống đứng.
  11. Nút đống.
  12. Thanh đỡ tấm tản nhiệt.
  13. Lưới xám.
  14. Cầu thang.
  15. Chân đỡ vỏ bồn.
  16. Van phao tự động.
  17. Đế bồn.
  18. Thiết bị lọc nước.

Phân loại tháp giải nhiệt – tháp làm mát

Tháp giải nhiệt cooling tower được phân loại như sau:

Tháp giải nhiệt không tuần hoàn

Là tháp giải nhiệt sử dụng nguồn nước không tuần hoàn. Nguồn nước này thường được lấy từ những nơi vô tận như sông, suối hoặc các hồ chứa nước lớn. Thông thường nguồn nước này có nhiệt độ tương đối thấp, nguồn nước đầu vào thường được sử lý để ngăn chặn các sinh vật vi sinh.

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Là hệ thống tháp giải nhiệt có nguồn nước tuần hoàn kín, nước trong quá trình giải nhiệt không bị thoát ra bên ngoài. Nước cấp cho hệ thống tháp làm mát luôn đầy, nước khó có thể thoát ra bên ngoài được.

Ngoài ra, khi hệ thống hoạt động nước luôn hoạt động dưới áp suất cao nên khí thừa có thể loại bỏ qua các thiết bị thông khí. Ngoài ra hệ thống tháp giải nhiệt phải kín và có khả năng chống ăn mòn và vi sinh. Khắc phục được vấn đề này thì hóa chất sử dụng phải đảm bảo quy chuẩn, theo liều lượng khuyến cáo. 

Một số hệ thống làm mát cooling tower tuần hoàn như: giải nhiệt trên motor, giải nhiệt máy biến áp,…

Tháp giải nhiệt tuần hoàn mở

Là loại tháp giải nhiệt sử dụng trong các khu công nghiệp. Tháp giải nhiệt tuần hoàn mở, nước thường bị bay hơi trong quá trình giải nhiệt. Trong quá trình hoạt động, cần bổ xung lượng nước tương ứng với lượng nước bị bay hơi. 

Dòng không khí bay qua tháp là nguyên nhân khiến cho nước dễ bị hấp thụ oxy và bụi bẩn, khiến máy hoạt động kém đi. Lâu ngày các chất bụi bẩn, oxy hóa tích tụ lâu ngày có thể khiến cho thiết bị có thể bị ăn mòn. Chính vì dễ bị bám bụi nên hệ thống tháp giải nhiệt tuần hoàn mở phải được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thường xuyên. 

Chức năng tháp giải nhiệt – Cooling tower

Ngành sản xuất công nghiệp nước ta ngày càng mạnh mẽ, trong quá trình sử dụng sinh ra quá nhiều nhiệt. Tháp giải nhiệt – cooling tower là một trong những giải pháp mà được nhiều khu công nghiệp, nhà xưởng lựa chọn. Một số ngành sử dụng tháp giải nhiệt phổ biến:

Thap Giai Nhiet Nuoc Cooling Tower
Thap Giai Nhiet Nuoc – thap lam mat
  • Công nghiệp sản xuất nhựa, thép: Sản xuất ra nhựa và thép yêu cầu nguồn nhiệt tương đối lớn. Lượng nhiệt quá lớn, không làm mát kịp thời có thể ảnh hưởng tới tốc độ sản xuất. Với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn thì lượng nhiệt sinh ra lớn, nên sử dụng tháp giải nhiệt có công suất vài trăm đến chục nghìn RT.
  • Công nghiệp đông lạnh HVAC: Là một phần của hệ thống điện lạnh, thông thường hệ thống tháp làm mát được sử dụng là nước.
  • Công nghệ chế biến thực phẩm, hóa chất: Hóa chất và thực phẩm không thể để trong điều kiện thường. Sử dụng tháp làm mát giúp thực phẩm và hóa chất tránh được các tác nhân bên ngoài.  Tùy nhu cầu mà bạn lựa chọn tháp giải nhiệt tròn hoặc vuông, kín hoặc mở.

 

Copyright 2018 © | Thiết kế bởi Web Bách Thắng